* Hồ sơ vay vốn kinh doanh
Website của ngân hàng, công ty tài chính sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ danh mục các giấy tờ cần thiết để vay vốn. Bạn cần liệt kê các danh mục cần thiết này để chuẩn bị trước khi nộp hồ sơ vay vốn kinh doanh cho ngân hàng. Và theo kinh nghiệm của vayvonthechap.com.vn, bạn cần chuẩn bị ít nhất 2 bộ hồ sơ để tránh những vấn đề trục trặc xảy ra
* Chuẩn bị phương án vay vốn kinh doanh hoặc bản đánh giá kinh doanh của bạn
Bạn không thể đến ngân hàng hỏi vay vốn kinh doanh mà không hề biết bạn sẽ: Kinh doanh cái gì? Số tiền vay là bao nhiêu? Khả năng trả nợ hàng tháng? Kinh doanh hàng tháng lợi nhuận là bao nhiêu? Doanh thu, chi phí hàng tháng? Hướng phát triển kinh doanh? Do đó, đây là những vấn đề đầu tiên bạn cần giải quyết cho mình.
Bạn cần đánh giá khả năng trả nợ hàng tháng, hàng quí hay hàng năm từ thu nhập kinh doanh của mình với các phương án A, B, C. Vì kinh doanh thì dòng tiền rất ít khi ổn định mà ngân hàng thì luôn đòi hỏi bạn phải trả một khoản cố định nhất định (trừ trường hợp bạn trả gốc trước hạn). Việc khả năng quản lý kinh doanh, quản lý dòng tiền rất quan trọng. Khi bạn lên phương án, đánh giá chi tiết như vậy sẽ không gặp khó khăn khi ngân hàng “phỏng vấn” bạn để quyết định cho vay vốn kinh doanh hay không!
Vì sao bạn cần chuẩn bị kỹ điều này? Vì ngân hàng quyết định cho vay vốn kinh doanh dựa vào phương án và đánh giá kinh doanh hiện tại của bạn chứ không phải dựa trên tài sản của bạn.
* Lựa chọn ngân hàng để Vay vốn Kinh Doanh
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính cung cấp các giải pháp cho việc vay vốn kinh doanh của bạn. Bạn cũng không phải mất quá nhiều thời gian để đi đến từng nơi tìm hiểu, chỉ cần lướt web bạn sẽ có vô số thông tin để lựa chọn. Bạn rất dễ bị choáng ngợp trước các thông tin này, nên bạn chú ý các yếu tố tiên quyết này:
+ Lãi suất cho vay thường là lãi suất ưu đãi, nên bạn cần xem cố định bao lâu: 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng. Hết thời gian ưu đãi thì biên độ cộng lãi suất là bao nhiêu. Để từ đó dễ dàng tính được lãi hàng tháng mình trả sẽ bình quân là bao nhiêu.
+ Hạn mức cấp tín dụng cho bạn được bao nhiêu so với tài sản thế chấp hoặc nhu cầu vay vốn kinh doanh: 50%, 70% hay 85%. Việc này giúp bạn chủ động được nguồn vốn kinh doanh từ đầu. Rất khó khăn khi bạn dự trù là 1 tỷ nhưng chỉ vay được 500 triệu.
+ Thời gian vay vốn tối đa là bao nhiêu năm. Thời gian dài để bạn thoải mái trả nợ. Tuy nhiên, lời khuyên của BankGO là hãy trả sớm trong khả năng có thể.
+ Các chi phí liên quan khác như phí thẩm định tài sản, phí phạt trả trước hạn,…
+ Cam kết thời gian xử lý hồ sơ khi bạn cung cấp đủ thông tin. Đây là điều bạn cần biết từ phía ngân hàng, nhu cầu vay vốn kinh doanh thì gấp mà ngân hàng thì để hồ sơ bạn quá lâu thì sẽ là một điểm trừ khá lớn.
+ Các ưu đãi khác khi bạn vay vốn tại nơi đó: chuyển tiền không tốn phí, được mở các dịch vụ ngân hàng với chi phí ưu đãi.
* Phương án trả nợ khi Vay vốn Kinh Doanh
Hiện nay có rất
nhiều kênh cho vay vốn kinh doanh, tại ngân hàng thì có 2 loại đó là vay
thế chấp và vay tín chấp. Vay thế chấp thì hầu hết đều được triển khai
phổ biến tại tất cả các ngân hàng; còn vay vốn kinh doanh dạng tín chấp
chỉ được triển khai ở một số ngân hàng, công ty tài chính nhất định.
Bạn cần phân biệt 2 thuật ngữ: GỐC LÃI GIẢM DẦN (hoặc dư nợ giảm dần) và TRẢ GÓP (hoặ lãi suất trên dư nợ gốc):
+
Gốc lãi giảm dần được hiểu đơn giản là khi bạn trả một phần gốc, thì
lần sau tiền lãi phải trả bạn sẽ giảm theo số gốc tương ứng (với điều
kiện lãi suất vẫn giữ nguyên).
Ví dụ:
– Dư nợ của khoản vay vốn kinh doanh là 100 triệu đồng, lãi suất 1%/tháng.
– Tháng đầu tiên bạn trả gốc 10 triệu đồng, lãi bạn trả cho dư nợ trước 100 triệu là 1 triệu.
– Tháng thứ 2, bạn trả lãi cho dư nợ 90 triệu là 900 ngàn đồng.
+
Trả góp: được hiểu là số tiền cố định trả hàng tháng mà bạn và ngân
hàng thỏa thuận. Được hiểu chính xác là lãi cố định tính cho phần gốc
ban đầu, dù bạn trả bao nhiêu tiền gốc thì lãi vẫn không giảm theo.
– Dư nợ của khoản vay vốn kinh doanh là 50 triệu đồng, lãi suất 1%/tháng.
– Tháng đầu tiên bạn trả gốc 5 triệu đồng, lãi bạn trả là 500 ngàn đồng.
– Tháng thứ 2, bạn vẫn trả lãi là 500 ngàn đồng mặc dù dư nợ bạn chỉ còn 45 triệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét