Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Sự phát triển của ngân hàng và các ngành nghề kinh doanh.

Quan sát và tận dụng cơ hội
Theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, có hai giai đoạn can thiệp về kỹ thuật số vào sự phát triển của ngân hàng nói riêng và các ngành kinh doanh nói chung.
Giai đoạn một là từ năm 2008 – 2015, với sự tham gia của thuật toán đám mây, các phần mềm mã nguồn mở, dữ liệu di động 3G/4G, điện thoại thông minh, phân tích dữ liệu và mạng lưới xã hội. Tác động của làn sóng thứ nhất này là hạ rào cản tham gia thị trường đối với những doanh nghiệp startups dẫn tới sự gia tăng của FinTech. Làn sóng thứ hai diễn ra trong khoảng 2016 – 2020, với sự can thiệp số, bao gồm: trí thông minh nhân tạo, blockchain, khoa học dữ liệu, nhận diện số và sinh trắc học, xu hướng thuê phần mềm, đám mây...



Ở đây ta sẽ thấy việc gia tăng sử dụng trí thông minh nhân tạo để thay thế cho nhân viên ngân hàng truyền thống.
Blockchain sẽ trở thành một nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc chuyển tài sản. Nhận dạng số trở thành cơ sở nhận dạng cơ bản và được bảo mật thông qua các yếu tố sinh trắc học như giọng nói hay dấu vân tay.

Tới năm 2020, bốn lĩnh vực dự kiến bị ảnh hưởng nhiều nhất của FinTech là ngân hàng tiêu dùng, chuyển khoản và thanh toán, quản lý tài sản và bảo hiểm. Bên cạnh đó là xu hướng đơn giản hóa việc thanh toán thông qua sử dụng điện toán đám mây. Với xu hướng này, vai trò của các tổ chức trung gian như một đối tác tin cậy trong thanh toán chuyển khoản sẽ mất dần đi.

Các tổ chức tài chính cũng đối mặt với những rủi ro cao hơn về uy tín và an toàn cũng như các vấn đề pháp lý khi tham gia vào các phương thức thanh toán mới. Với cho vay vốn kinh doanh, các nền tảng cho vay mới đang chuyển hóa việc đánh giá tín dụng và nguồn gốc khoản vay khi mở ra những nguồn vốn phi truyền thống.

Lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống khi cạnh tranh giảm khoảng cách lãi suất giữa huy động và cho vay. Khi người gửi tiền chuyển qua các kênh khác, huy động truyền thống và các sản phẩm đầu tư sẽ giảm xuống. Các nhân tố mới tham gia vào thị trường như ngân hàng ảo, ngân hàng di động sẽ khiến các ngân hàng phải nghĩ lại về vai trò của mình.
Trong bối cảnh đó, để có thể bắt kịp xu hướng phát triển và tận dụng được các cơ hội của thị trường, các ngân hàng nên xây dựng năng lực của chính mình trước trong lĩnh vực công nghệ thông tin và xây dựng các phòng phòng nghiên cứu và phát triển.

Nếu có thể, các ngân hàng xây dựng quan hệ đối tác với các công ty công nghệ thông tin, các viện nghiên cứu và hỗ trợ các chương trình phát triển trong lĩnh vực liên quan, đầu tư vào các lĩnh vực mới và quan sát tận dụng cơ hội liên quan tới hệ sinh thái 4.0, ông Hải cho biết...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét