Giai đoạn 2007-2008 từng là đỉnh cao của thị trường BĐS trước khi đẩy các nhà đầu cơ chậm “chuyền bom” rơi xuống đáy vực suy thoái. Tới những năm 2011-2012, đặc biệt trong phân khúc căn hộ, nhiều gia đình gom góp hết vốn liếng mua một tổ ấm thì mãi không có nhà để ở, giới đầu cơ ngã ngựa vì dự án mình ôm hàng cứ từ từ chết lâm sàng hoặc chết hẳn. Có thể nói, đó là thời kỳ ảm đảm nhất cho bất kỳ ai trót lỡ “vay mua mua nhà ở hình thành trong tương lai”.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhqLgI8ZaW2LF8ABgcy5WDPRNXTH8Y_dD_uzQycIC11XVAXay5yaFU4bvON2gUSUQiYG3rX_1J_kplV7ucHH4rGzhIbJ9w5atVl-QV81ODWcefbkbJwMPxu_slEJfdO4C-9MDpXfv9dKG33/s320/vay-von-kinh-doanh01.jpg)
Căn hộ trên giấy - tiềm ẩn nhiều rủi ro
Cùng là “tài sản hình thành trong tương lai”, ở phân khúc nhà phố và biệt thự, chủ sở hữu được đánh giá là chịu ít rủi ro hơn khi pháp lý bao gồm 2 loại sổ và thời gian chờ thi công khoảng một năm. Còn đối với căn hộ trên giấy, nguy cơ cao hơn rất nhiều bởi người mua thường phải đợi xây dựng hoàn thiện ít nhất 2 năm với bao nhiêu biến động, thậm chí có những dự án xây gần chục năm còn dang dở hoặc chuyển nhượng đến 5-6 lần vẫn là bãi giữ xe ngay giữa trung tâm thành phố.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), chỉ riêng tại thành phố hiện có khoảng 500 dự án vẫn đang bị đóng băng, chưa thể đưa vào khai thác. Lý do khiến những dự án này “trùm mền” thì rất nhiều, như đang thế chấp tại ngân hàng, vướng bồi thường giải tỏa, chưa đóng tiền sử dụng đất, chủ đầu tư không đủ năng lực triển khai… tất cả đều là hệ lụy của cuộc khủng hoảng BĐS nhiều năm trước kéo dai dẳng tới tận giờ. Đồng thời, cũng đẩy hàng ngàn người mua nhà rơi vào tình thế mắc kẹt, tiền đã trao mà không biết khi nào mới được bàn giao.
Vì vậy, chọn được chủ đầu tư chuyên nghiệp, vững vàng trước mọi chấn động của thị trường hay không lại là việc may rủi khó lường. Nên cách tốt nhất với nhiều khách hàng là mua nhà ở ngay, giấy tờ trao tay cho “ăn chắc”.
Căn hộ ở ngay, nhu cầu tất yếu
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjp8dta5utch9J2sI2TDigF-gbdhNzilZDCo21UjUPb_W3S7hUV1AotVVY6CFlCZT9SYa95Tgq5UMnpKRK0zSwZ4SG_GPbf9dkrOUPVDW45q8RQrwGOOQ05gqXR-Yl_BR54wCEXHoSJQAuN/s320/vay-mua-nha-the-chap-nha-ngan-hang-vietcombank.jpg)
Song không phải dự án nào chuẩn bị bàn giao cũng hấp dẫn được thị trường. Chỉ những dự án còn gắn liền được với những tin tốt về cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển quanh khu vực, thì mới có khả năng đem lại doanh thu thường xuyên và bền vững, đảm bảo được an toàn trong mọi chu kỳ của thị trường. Điển hình như quận 4, với quá khứ cù lao bị cô lập, thì giờ đây lại là “thiên đường của các dự án cao cấp - hạng sang” và không vắng mặt bất cứ “ông lớn” BĐS nào.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN.
Vay vốn ngân hàng vietcombank
Vay von ngan hang viettinbank
Vay von ngan hang agribank
Vay von ngan hang bidv
Dịch Vụ Ngân Hàng, Cho Vay Lãi Suất Thấp
Vay von ngan hang viettinbank
Vay von ngan hang agribank
Vay von ngan hang bidv
Dịch Vụ Ngân Hàng, Cho Vay Lãi Suất Thấp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét