Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Cánh cửa mới cho người kinh doanh nhỏ tại Việt Nam

Không cần phải nói rõ ràng thì ai cũng có thể tự nắm bắt được rằng, bất kỳ ai khi bắt đầu chọn lựa kinh doanh đều đặt yếu tố VỐN lên đầu tiên! Bên cạnh đó, vốn cũng chính là nguồn sống nuôi dưỡng và giúp các cơ sở sản xuất có thể tồn tại cũng như thực hiện tốt các hoạt động. Nhưng, liệu bạn đã thực sự nắm rõ các loại hình vay vốn kinh doanh phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình?

Bạn nhận được gì khi chọn vay kinh doanh?

Điểm nổi bật của hình thức vay vốn kinh doanh dành cho cá nhân chính là lãi suất thấp và thủ tục diễn ra khá nhanh, đơn giản. Những khách hàng muốn kinh doanh hình thức nhỏ lẻ như: buôn bán
quần áo, đồ gia dụng, tạp hóa,… sẽ dễ dàng vay được món tiền từ 100 – 200 triệu để làm vốn. Thực tế cho thấy, có rất nhiều cá nhân sau khi vay vốn và kinh doanh, mỗi tháng trừ chi phí, trả lãi cũng thu về đủ số lãi mong muốn. Những người cần mua sắm máy móc và các thiết bị để đầu tư, mở rộng kinh doanh có thể chọn một trong hai hình thức vay món hoặc vay đáo hạn ngân hàng hạn mức.

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh cực kỳ cao như hiện nay, việc vay vốn và buôn bán nhỏ lẻ dễ “thở” hơn nhiều vì khối Doanh nghiệp lớn hiện tại vẫn đang đóng băng. Vay vốn kinh doanh dành cho cá nhân được xem là một trong những hình thức giúp huy động vốn cho Doanh nghiệp mang lại lợi ích cao và giúp họ giải quyết được nhiều vấn đề trong thời gian đầu xây dựng sự nghiệp cho riêng mình.

Hiện nay có nhiều Ngân hàng hỗ trợ vay vốn kinh doanh cho cá nhân với mức vay hấp dẫn và điều kiện không quá phức tạp. Chẳng hạn như ngân hàng ACB với mức giải ngân linh động cho cá nhân, lãi suất cạnh tranh, phương thức trả nợ đa dạng,… hiện là một trong những Ngân hàng được quan tâm nhiều nhất.

Khi đi vay kinh doanh, bạn cần những gì?

Bạn chỉ cần mang theo một số các giấy tờ giấy tờ của người vay: CMND, Hộ khẩu, giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế,… để thủ tục vay vốn thế chấp diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, cá nhân cần chứng minh được hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, có phương án SXKD khả thi và nguồn thu nhập từ hoạt động SXKD. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có tài sản thế chấp: bất động sản, động sản, giấy tờ có giá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét