Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Có nên đứng tên khoản vay cho người thân

Khái niệm“đứng tên vay hộ” đối với người Việt Nam ta không phải là khái niệm mới. Nếu người bạn đứng tên vay hộ có uy tín, trả đủ cả gốc và lãi hàng tháng thì không sao, còn không mọi rắc rối sẽ đổ lên đầu bạn. Tuy vậy, hình thức này vẫn diễn ra khá phổ biến.


Đa số khoản vay này được thực hiện là do họ có mối quan hệ thân thiết với nhau như người trong gia đình hay bạn bè lâu năm, một người có hồ sơ đẹp, thu nhập rõ ràng dễ chứng minh còn người kia cần vốn nhưng hồ sơ được đánh giá là khó hỗ trợ, thu nhập khá nhưng khó chứng minh, không ổn định. Vì chữ “tình”, chữ “nể” mà những khoản vay như vậy cứ thế diễn ra với hình thức hợp đồng qua “miệng”. Những khoản vay vôn kinh doanh này thường là vay tín chấp, thủ tục khá đơn giản và số tiền cũng không quá nhiều.

Như trường hợp chị Lan (Hà Nội) đứng tên vay cho em trai 80 triệu, để em mua xe máy. Em trai chị làm tự do, thu nhập có tháng cũng được khoảng gần chục triệu nhưng không ổn định, khó chứng minh nên rất khó vay ngân hàng. Vì thương em, chị đã đồng ý đứng tên vay hộ. “Không phải tháng nào em cũng có tiền trả gốc và lãi ngân hàng đầy đủ cho chị, nhưng vì thương em, vợ chồng chị cũng phần nào góp vào trả cùng, vừa là cho em vừa tránh bị ngân hàng cho vào nợ xấu.” Chị Lan tâm sự.

Đã không ít trường hợp người đứng tên khoản vay hộ bị cho vào danh sách “đen” của ngân hàng. Khi rơi vào tình trạng này, người vay rất khó thể vay tại các tổ chức tín dụng. Hoặc đơn giản hơn, khi cần tiền đột xuất thì cũng khá khó đủ điều kiện để vay tiếp vì theo lịch sử tín dụng, khách hàng đã và đang đứng tên một khoản vay chiếm gần hết thu nhập hàng để trả nợ.

Còn về vay thế chấp, là khoản vay lớn, thì trường hợp vay hộ này lại diễn ra dưới hình thức khác. Người vay muốn vay số tiền lớn, thời gian dài nhưng không có tài sản đảm bảo đã vay ngân hàng dưới hình thức sử dụng tài sản đảm bảo của bên thứ ba (bên thứ 3 một số ngân hàng có quy định là cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, anh chị em ruột,..). Nhưng do một số lý do nào đó, người vay không trả được nợ và đương nhiên người chịu thiệt ở đây người có tài sản đảm bảo, sẽ bị ngân hàng phát mại để thu hồi vốn. Lúc này, người có tài sản nếu không trả hộ được để giữ tài sản thì hoàn toàn bất lực trước pháp luật vì đã kí vào hợp đồng.

“Ngay chính ngân hàng cũng không thích hình thức vay thế chấp sử dụng tài sản đảm bảo của bên thứ 3 vì thủ tục khá phức tạp. Hơn nữa, khi có rủi ro xảy ra, không phải ai cũng hợp tác cho tịch thu tài sản của mình để trừ nợ cho người khác tuy rõ ràng đã ký rõ ràng trên hợp đồng.” Một cán bộ một ngân hàng TMCP cho biết.

Mối quan hệ tình cảm là điều đáng quý nhưng chúng ta vẫn phải suy nghĩ thật kĩ trước khi đứng tên khoản vay hộ ai đó hay dùng tài sản của mình để thế chấp cho người khác. Luôn sáng suốt đánh giá uy tín của người bạn muốn vay hộ và nghe tư vấn kĩ càng từ những chuyên gia là điều quan trọng để tránh những rủi ro đáng tiếc.

5. Hồ sơ vay vốn kinh doanh đơn giản bao gồm:

  1. Hộ khẩu/Giấy chứng nhận tạm trú/ Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có)
  2. Giấy CMND/Hộ khẩu, Hộ chiếu
  3. Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, phương án kinh doanh (nếu có)
  4. Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ: sổ sách ghi chép hoạt động kinh doanh, hóa đơn thuế,…(nếu có)
  5. Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm/bảo lãnh
Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, vay vốn với lãi suất hấp dẫn. Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0938.603.822 ( Mr.Phong ).
Hỗ trợ vay vốn kinh doanh: Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Long An, Bến Tre… và các tỉnh lân cận TPHCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét