Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Hộ kinh doanh không thể vay vốn ngân hàng được nữa có đúng không?

Hộ kinh doanh không được vay vốn ngân hàng kể từ ngày 15/03/2017 là câu giật tít nằm chễm chệ trên trang chính các tờ báo giấy cũng như báo mạng của mấy ngày hôm nay, đài truyền hình Việt Nam cũng đăng tin này nhưng không làm rõ tất cả các thông tin ( có thể do thời lượng có hạn) nên khiến rất nhiều người bâng khoăn, rất nhiều khách hàng gửi mail về cũng như gọi điện thoại nhờ chúng tôi giải đáp và hướng dẫn giúp. Để thông tin đến tất cả mọi người, hôm nay chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ các thông tin liên quan đến vay vốn kinh doanh tại Việt Nam với đối tượng là các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng của thông tư 39 của ngân hàng nhà nước VN.


Lý do của việc thay đổi quy định hộ kinh doanh không được vay tiền ngân hàng nữa:

Theo bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các định nghĩa chỉ xác định tồn tại 2 thực thể quan hệ dân sự là cá nhân ( người dân) và pháp nhân ( doanh nghiệp) ngoài ra không hề mô tả thêm bất cứ một thực thể nào khác cụ thể là Hộ kinh doanh (HKD). Vì vậy hộ kinh doanh không bị chi phối bởi bộ luật này, các vấn đề tranh chấp pháp lý chữa các chủ thể được công nhận với HKD có thể là vô hiệu. Để tránh các vấn đề về pháp lý và tuân thủ theo bộ luật dân sự 2015, ngân hàng nhà nước đã bỏ HKD ra khỏi danh sách thực thể có thể đứng ra vay ngân hàng kể từ 15/03/2017 ( chỉ áp dụng với các hợp đồng mới hiệu lực từ 15/03/2017, các hợp đồng trước ngày này vẫn có thể áp dụng bình thường, các hộ kinh doanh đang vay không phải tất toán hay thay đổi cho đến khi hết hạn hợp đồng vay vốn cũ.)

Hiện tại trên thế giới cũng không tồn tại hình thức hộ kinh doanh như tại Việt Nam, trước xu hướng hội nhập ngày càng lớn, việc thay đổi này là phù hợp với thông lệ quốc tế và có lợi cho Việt Nam

Hộ kinh doanh bị ảnh hưởng như thế nào?

Theo quy định mới này, hộ kinh doanh không thể tự đứng ra vay vốn kinh doanh cho chính mình như trước đây được nữa, mà phải thông qua một thực thể được công nhận là công ty ( HKD phải chuyển thì doanh nghiệp để đi vay) hoặc cá nhân người đứng tên chủ HKD phải làm đại diện vay. Vậy về cơ bản HKD vẫn được vay vốn để kinh doanh nhưng chỉ khác ở chỗ không có thông tin hộ kinh doanh trên các hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ, công chứng thế chấp..

Thủ tục sẽ rờm rà phức tạp hơn? - Không, các thủ tục về cơ bản vẫn như cũ chỉ khác ở người đứng ra vay.

Lãi suất ngân hàng cho vay vốn sẽ cao hơn? - Không, lãi suất cao thấp theo từng thời kỳ của ngân hàng, việc thay đổi này không ảnh hưởng đến lãi suất vì mục đích vay vốn của bạn vẫn là để kinh doanh

Các khoản vay hộ kinh doanh cũ nến đến hạn sau ngày 15/03/2017 sẽ xử lý như thế nào? - Sau khi hoàn tất trả nợ cho ngân hàng nếu muốn vay tiếp bạn phải áp dụng theo quy định mới, ngân hàng sẽ xem xét hồ sơ trên cơ sở hộ kinh doanh cũ của bạn

Ngoài các thông tin trên, về lý thuyết các hộ kinh doanh không bị ảnh hưởng nhiều do ngân hàng nhà nước thay đổi chính sách cho vay. Nếu cần giải đáp gì thêm, mời bạn liên hệ qua Hotline: 0938.603.822 (Mr.Phong) để được tư vấn nhanh nhất. Chúng tôi cam kết tư vấn trung thực đúng sự thật, và định hướng bạn với những sản phẩm ngân hàng tốt nhất.

3. Đặc điểm góivay vốn kinh doanh hiện nay
·         Bạn là chủ hộ kinh doanh và có nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh?
·         Ngân hàng có thể hỗ trợ tới 100% nhu cầu vốn của bạn với thời hạn tối đa lên đến 15 năm.
·         Loại tiền vay:  VNĐ.
·         Lãi suất cho vay: 7 -> 9%/năm
·         Phương thức tính lãi: lãi tính trên dư nợ giảm dần hoặc trả lãi
·         Hạn mức vay: 90% giá trị định giá
4. Tiện ích khi sử dụng sản phẩm vay vốn kinh doanh Siêu linh hoạt
  Hỗ trợ cho vay linh hoạt theo tài sản bảo đảm: Nhà đất, xe cơ giới, thiết bị máy móc với hạn mức cao
  Thủ tục vay đơn giản, xác nhận cho vay nhanh chóng
  Phương thức trả nợ đa dạng: tự động trích từ tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hoặc trả trực tiếp tại các điểm giao dịch
  Tài sản thế chấp đa dạng: thuộc sở hữu người vay vốn, chính tài sản định mua hoặc do bên thứ ba bảo lãnh
1.    Hộ khẩu/Giấy chứng nhận tạm trú/ Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có)
2.    Giấy CMND/Hộ khẩu, Hộ chiếu
3.    Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, phương án kinh doanh (nếu có)
4.    Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ: sổ sách ghi chép hoạt động kinh doanh, hóa đơn thuế,…(nếu có)
5.    Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm/bảo lãnh
Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, vay vốn với lãi suất hấp dẫn. Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0938.603.822 ( Mr.Phong ).
Hỗ trợ vay vốn kinhdoanh: Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Long An, Bến Tre… và các tỉnh lân cận TPHCM


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét